Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc Tội ác của Quân đội Hoa Kỳ và đồng minh trong chiến tranh Việt Nam

Bối cảnh

Cả Bắc Triều Tiên và Đại Hàn Dân quốc đều hỗ trợ vật chất và nhân lực cho các đồng minh của họ trong chiến tranh Việt Nam, mặc dù số lượng binh lính mà Hàn Quốc gửi tới là lớn hơn rất nhiều.[6] Khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Lý Thừa Vãn đã đề nghị gửi quân đến Việt Nam sớm nhất là năm 1954, nhưng đề nghị của ông bị từ chối bởi Bộ Ngoại giao Mỹ. Các nhân viên đầu tiên của Hàn Quốc tới Việt Nam 10 năm sau đó không phải để tham chiến: mười võ sư Taekwondo, cùng với 34 cán bộ, 96 binh sĩ thuộc một đơn vị bệnh viện của quân đội Hàn Quốc[7]. Các đơn vị đổ bộ sau đó là những đơn vị chiến đấu thực sự của quân đội Đại Hàn, họ chủ yếu đóng quân ở các tỉnh miền trung Việt Nam và bắt đầu tham chiến.

Tổng cộng, giữa 1965 và 1973, đã có 312.853 binh sĩ Hàn Quốc chiến đấu tại Việt Nam. Theo số liệu từ phía Hàn Quốc ước tính, quân đội Hàn Quốc đã giết chết 41.400 binh sĩ đối phương và 5.000 dân thường[6]. Con số thường dân bị giết hại có lẽ còn cao hơn con số 5.000 rất nhiều, bởi nhiều vụ giết hại thường dân bị giấu kín hoặc được tính là "quân đối phương bị tiêu diệt".

Sự hung bạo của Quân đội Hàn Quốc vẫn được người Việt Nam (đặc biệt là các tỉnh miền Trung) kể lại nhiều năm sau chiến tranh với thái độ kinh sợ, thù oán còn hơn cả với lính Mỹ. Tờ báo Hankyoreh từng nhắc đến việc quân đội Hàn Quốc tàn sát thường dân Việt Nam (대량학살)[42]. Một ước tính cho rằng quân đội Hàn Quốc đã tàn sát hơn 300.000 người Việt trong suốt cuộc chiến tranh tại Việt Nam[43].

Ngoài việc giết hại thường dân, binh lính Hàn Quốc cũng bị cáo buộc phạm những tội ác như hiếp dâm và cưỡng dâm phụ nữ địa phương. Khi về nước, binh lính Hàn Quốc được cho là đã bỏ lại đằng sau hàng ngàn đứa trẻ Lai Đại Hàn giữa Hàn Quốc và Việt Nam là kết quả của những vụ hiếp dâm và cưỡng dâm phụ nữ Việt Nam[8].

Tội ác

Trong Chiến tranh Việt Nam, quân đội Hàn Quốc đã gây ra 43 vụ thảm sát, trong đó ít nhất có 13 vụ làm chết trên 100 người dân Việt Nam.[44]

Các vụ thảm sát

Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Hàn Quốc đã thực hiện nhiều vụ thảm sát dân thường Việt Nam. Một số vụ đã được khám phá bao gồm:

Một phụ nữ 21 tuổi đang hấp hối sau khi bị lính Thủy quân Lục chiến Nam Triều (Hàn Quốc) cắt vú tại làng Phong Nhi, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam ngày 12 tháng 2 năm 1968

Hãm hiếp phụ nữ

Nhiều lính Hàn Quốc đã hiếp dâm phụ nữ Việt Nam[46] dẫn tới việc có những đứa trẻ lai Việt-Hàn (Lai Đại Hàn) bị bỏ lại Việt Nam sau chiến tranh mà không hề biết cha mình là ai.

Vấn đề phụ nữ Việt Nam từng bị binh sĩ Hàn Quốc ép làm nô lệ tình dục lại chưa thực sự được đưa ra ánh sáng. Những phụ nữ Việt Nam bị bắt làm nô lệ tình dục và những đứa con lai của họ chỉ được chú ý vào những năm 1990 và 2000, khi Hàn Quốc tăng cường đầu tư tài chính vào Việt Nam. Mặc dù Hàn Quốc luôn yêu cầu Nhật Bản bồi thường cho những phụ nữ nước mình bị lính Nhật lạm dụng trong thời chiến, nhưng bản thân họ lại chưa bao giờ thừa nhận lính Hàn Quốc đã từng hãm hiếp phụ nữ Việt Nam. Các cựu binh Hàn Quốc vẫn tiếp tục phủ nhận sự tồn tại của chính con cái họ. Người ta ước tính số phụ nữ Việt Nam bị ép làm nô lệ tình dục cho quân đội Hàn Quốc khoảng từ 5.000 – 30.000 người, nhưng không ai có thể nói rõ con số chính xác là bao nhiêu.[47]

Nhìn nhận từ nhân dân Hàn Quốc[48][49]

Tháng 5 năm 1999, bài báo của nữ ký giả Ku Su Jeong (người đầu tiên công bố sự thật thảm sát của binh lính Đại Hàn, năm 2000 chị đã bảo vệ luận án thạc sĩ sử học “Sự can dự của quân đội Hàn Quốc trong chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam 1964 - 1975”. Năm 2008, Ku Su Jeong tiếp tục bảo vệ luận án tiến sĩ sử học về lịch sử quan hệ Việt - Hàn trong và sau chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam) về vụ thảm sát của quân đội Hàn Quốc tại miền Trung Việt Nam được đăng tải trên báo Hankyoreh 21 - tờ báo đầu tiên ở Hàn Quốc đăng loạt bài về binh lính Hàn Quốc thảm sát dân thường trong chiến tranh Việt Nam.

Sự thật về những vụ thảm sát thường dân của binh lính Đại Hàn lần đầu công bố tại Hàn Quốc trên báo Hankyoreh 21, xã hội Hàn Quốc đón nhận một cú sốc. Ngày 27 tháng 6 năm 2000, hơn 2.000 hội viên thuộc Hội cựu chiến binh nạn nhân chất độc da cam đã đột nhập tòa soạn Hankyoreh 21 đập phá đồ đạc và đánh đập người. Đó là vụ bạo loạn lớn nhất xảy ra kể từ khi tòa soạn báo ra đời. Đối với những cựu chiến binh Hàn Quốc, những người tự hào từng đóng góp tuổi trẻ của mình tham chiến ở Việt Nam để Chính phủ Hàn Quốc có tiền phát triển đất nước những năm 1970 - 1980 thì họ phủ nhận những vụ thảm sát, họ biểu tình hô vang rằng thảm sát chỉ là vấn đề “tưởng tượng”.

Từ tháng 2 năm 1999 đến tháng 2 năm 2003, chiến dịch “Thành thật xin lỗi Việt Nam” vẫn được báo Hankyoreh 21 phát động, kêu gọi lời xin lỗi, đóng góp tài chính hỗ trợ nạn nhân Việt Nam, xây công viên hòa bình tại Việt Nam... Với tinh thần tìm ra sự thật không phải chỉ để yên ổn lương tâm, mà còn hướng đến sự hòa giải, hàn gắn, chiến dịch “Thành thật xin lỗi Việt Nam” thu hút nhiều tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ của Hàn Quốc như Ủy ban sự thật về chiến tranh Việt Nam, Hội Y tế vì hòa bình Việt Nam, Tổ chức "Tôi và chúng ta" (Nawauri), Hiệp hội phụ nữ Hàn Quốc là nô lệ tình dục của quân đội Nhật Bản, Liên minh vì hòa bình châu Á, Hội liên hiệp nghệ thuật dân gian Hàn Quốc - chi hội Chungbuk, Hội nhà văn Jeju... Các hoạt động của các tổ chức Hàn Quốc cũng diễn ra với nhiều hình thức ý nghĩa như xây dựng công viên hòa bình ở Phú Yên (Ủy ban sự thật về chiến tranh Việt Nam); tổ chức các đoàn bác sĩ đông - tây y hằng năm đến khám chữa bệnh và hỗ trợ y tế cho người dân ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên (liên tục từ năm 1999 đến nay), xây dựng nhà cho nạn nhân ở Quảng Nam (Tổ chức Nawauri); tổ chức các đoàn học sinh - sinh viên Hàn Quốc đến dự các lễ tưởng niệm, các hoạt động tìm hiểu sự thật lịch sử tại Việt Nam, xin được tha thứ.

Ngày 27 tháng 4 năm 2016, Quỹ hòa bình Hàn - Việt tổ chức họp báo ra mắt bức tượng Pieta Việt Nam tại Seoul, đồng thời kêu gọi Chính phủ Hàn Quốc có thái độ trách nhiệm đối với vấn đề chiến tranh Việt Nam. Tượng được hai điêu khắc gia Kim Seo KyungKim Eun Sung đồng sáng tác. Tên chính thức của tác phẩm này là Pieta Việt Nam, tên tiếng Việt là Lời ru cuối cùng. Trong tiếng Ý, “pieta” có nghĩa là “nỗi buồn”, “bi thương”. Tượng có tỉ lệ chiều rộng, chiều sâu đều là 70 cm, chiều cao 150 cm, trọng lượng gần 150 kg, đúc bằng chất liệu đồng. Chỉ riêng phần chân đá để tôn bức tượng cũng có trọng lượng xấp xỉ 450 kg. Đó là hình ảnh một người phụ nữ đang ôm vào lòng đứa con bé bỏng. Mắt khép hờ như sắp chìm vào giấc ngủ, đứa bé đang nắm tròn hai bàn tay mềm yếu và nhỏ bé hơn rất nhiều so với cái đầu của mình.[50]. Ngày 26 tháng 4 năm 2017, bức tượng Pieta Việt Nam đã được khánh thành tại Trung tâm hòa bình St.Francis, làng Gangjeong, đảo Jeju. Bên cạnh bức tượng Pieta Việt Nam, Quỹ Hòa bình Hàn-Việt sẽ dựng một tấm bảng đồng khắc lời kêu gọi hòa bình của nhà thơ Ko Un và nhà thơ Thanh Thảo. Trước đó Quỹ Hòa bình Hàn-Việt đã gửi tặng Bảo tàng Đà Nẵng và nhà thơ Thanh Thảo bức tượng Pieta Việt Nam cỡ nhỏ. Quỹ cũng tổ chức kêu gọi quyên góp để dựng một bức tượng ở Việt Nam.[51][52]

Ngày 9 tháng 9 năm 2016, tại Art Link gallery (quận Jongno, SeoulHàn Quốc), nhà báo Koh Kyeong Tae (từng giữ chức tổng biên tập tuần báo Hankyoreh 21. Hiện tại, ông đang đảm nhiệm chức phó tổng biên tập của tòa soạn báo Hankyoreh, đồng thời là ủy viên ủy ban xúc tiến thành lập Quỹ hòa bình Hàn - Việt) khai mạc triển lãm ảnh có tên gọi "Chuyện một làng quê Phong Nhất - Phong Nhị" về nạn nhân thường dân bị quân đội Hàn Quốc thảm sát trong chiến tranh Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tội ác của Quân đội Hoa Kỳ và đồng minh trong chiến tranh Việt Nam http://www.greenleft.org.au/2007/706/36655 http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/KI01Ae... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/1508... http://www.consortiumnews.com/archive/colin3.html http://www.crimelibrary.com/notorious_murders/mass... http://www.dailykos.com/story/2014/9/20/1331165/-T... http://landtourcondao.com/news/502/229/Nguoi-My-ki... http://www.thenation.com/doc/20081201/turse http://www.toledoblade.com/apps/pbcs.dll/section?C... http://www.law.umkc.edu/faculty/projects/ftrials/m...